top of page

Phân biệt tháp giải nhiệt khô và tháp giải nhiệt nước

  • Ảnh của tác giả: Cooling Tower TTP
    Cooling Tower TTP
  • 7 thg 9, 2022
  • 3 phút đọc

Tháp giải nhiệt hiện đang được sử dụng phổ biến trên thị trường nhờ khả năng mát mát nhanh chóng và hiệu quả. Hiện nay có 2 dòng là tháp giải nhiệt khô và tháp giải nhiệt nước. Vậy thì doanh nghiệp nên phân biệt để mua đúng sản phẩm pháp giải nhiệt cho doanh nghiệp. Tìm hiểu cách phân biệt tháp giải nhiệt khô và tháp giải nhiệt nước để có lựa chọn tốt nhất nhé!




THÁP GIẢI NHIỆT NƯỚC:




Ưu điểm của tháp giải nhiệt nước:


Tháp giải nhiệt nước là thiết bị làm mát nước thông qua lực hút của quạt gió hút hơi nóng ra ngoài. Còn lại nước sau khi được làm mát sẽ đưa và hoạt động sản xuất công nghiệp của các ngành như: Điện lạnh, sản xuất nước đá, luyện cán tháp,…


Tháp giải nhiệt nước có nhiều loại kiểu dáng và công suất phù hợp với mọi quy mô và công suất dây chuyền sản xuất của nhà máy, cũng như điều kiện tài chính của công ty.


Tháp giải nhiệt nước cho dù là loại vuông hay loại tròn, khả năng làm mát dù cao hay thấp cũng sẽ đảm bảo đạt được hiệu suất làm việc cao. Các linh kiện cấu tháp nên tháp giải nhiệt nước như đầu phun, motor cánh quạt, tấm tản nhiệt, thanh đỡ,…đều được chế tạo từ những nguyên vật liệu được lựa chọn kỹ càng. Vì nhu cầu ngày càng cao của thị trường nên tháp giải nhiệt nước ngày càng được cải tiến về kiểu dáng, thiết kế, chất lượng làm mát để có hiệu quả hoạt động cao.


Hoạt động siêu yên tĩnh, khả năng chống oxy hóa cao: Các linh kiện được làm từ các nguyên vật liệu chất lượng, và trải qua các quá trình kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường




Nhược điểm:


Dễ bị đóng cáu cặn bụi bẩn, do lượng chất rắn và nồng độ PH trong nước cao dẫn đến dễ bị đóng thành cáu cặn gây tắc nghẽn đường ống hoặc sẽ gây mài mòn. Vì thế khi sử dụng tháp giải nhiệt phải cần phải vệ sinh tháp giải nhiệt định kỳ 6 tháng 1 lần.




THÁP GIẢI NHIỆT KHÔ




Tháp giải nhiệt khô hay còn gọi là Dry Cooler, là thiết bị làm mát cho động cơ ô tô hay máy phát điện, hay các lò phản ứng, bởi các thiết bị này thường được đặt trong môi trường có nhiệt độ cao, nên rất nhạy cảm với nhiệt độ nước giải nhiệt, bởi vậy, sử dụng tháp tản nhiệt nước cho các máy móc này là không phù hợp.







Ưu điểm của tháp giải nhiệt khô:


- Tiết kiệm nước: Khác với tháp giải nhiệt nước, tháp giải nhiệt khô không có sự thất thoát về nước do bay hơi, nên sẽ tiết kiệm tối đa số lần thêm nước, lại vừa bảo vệ môi trường.


- Tiết kiệm chi phí: tháp giải nhiệt khô không trao đổi nhiệt với môi trường, nên sẽ không bị oxy hóa, ít bị ăn mòn, đóng cặn, hay lắng bùn. Do đó, sẽ giúp tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng đáng kể trong quá trình sử dụng.




>> Tham khảo: Thuận Tiến Phát - Nhà sản xuất và phân phối Tháp Giải Nhiệt: https://thuantienphat.com




Nhược điểm:


- Tốn điện năng, tăng chi phí tiền điện: bởi nhiệt độ ngưng tụ của tháp làm mát khô cao hơn tháp làm mát nước 13 độ C, do đó, hiệu suất làm lạnh sẽ lâu và chậm hơn, ảnh hưởng đến điện năng tiêu thụ, khiến tiền điện cũng tăng theo.


- Không an toàn với người dùng: bởi áp suất trong hệ thống tháp giải nhiệt khi hoạt động tăng lên đến 40%, do đó dễ gây ra nguy cơ rò rỉ môi chất, hay vỡ các thiết bị, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.


- Tuổi thọ thấp: Vì tháp giải nhiệt khô thường được ứng dụng và sử dụng trong những môi trường có nền nhiệt cao và khá khắc nghiệt, khiến thiết bị nhanh xuống cấp, không bền, gây tốn kém chi phí bảo trì, bảo dưỡng,…


Qua bài viết trên Thuận Tiến Phát hy vọng có thể giúp bạn phân biệt được tháp giải nhiệt khô và tháp giải nhiệt nước. Nếu có nhu cầu về tháp giải nhiệt nước vui lòng liên hệ 0907 667 318 để được hỗ trợ nhanh chóng.




Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentários


21 Đường 40, Khu phố 8, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP.HCM. Phone: 0907667318

bottom of page